Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

7 Sai lầm lớn nhất của Bố Mẹ sau ly hôn

Có rất nhiều nghiên cứu của ngành khoa học tâm lý khẳng định rằng nếu tính theo mức độ căng thẳng tinh thần thì sự căng thẳng do ly hôn đứng đầu, có khi còn vượt qua cả những tổn thất mất người thân.
Ly hôn trong những gia đình có trẻ con càng là thử thách nặng nề và nghiêm trọng nhiều hơn, bởi trong khi tinh thần bị tàn phá, người trong cuộc vẫn luôn phải tỏ ra bình thản và cứng cỏi.
Nhưng ngay cả khi vụ ly dị đã xong thì những lo lắng của người làm cha mẹ mới chỉ bắt đầu. Khó khăn lớn nhất  là giúp con mình thích nghi với điều kiện sống mới, cho dù nó sẽ ở với ai. Đứa trẻ không dễ dàng hiểu được tại sao bố và mẹ bây giờ không chung sống nữa. Và như thế, để không phá hoại tinh thần và cảm giác được bình yên, che chở của đứa trẻ, bạn hãy cố gắng càng phạm ít sai lầm càng tốt.

Sai lầm số 1: Đừng cãi cọ lớn tiếng
Thật dễ hiểu là khi bạn bị mất đi mọi niềm hy vọng, bạn khó kiềm giữ cảm xúc của mình. Những tổn thương còn tươi mới quá, cảm giác thuộc về nhau bỗng dưng biến thành sự xa lạ, và những thói quen cũ khó lòng từ bỏ vẫn còn đây. Bên cạnh đó, những tình cảm còn sót lại khiến nảy sinh những vấn đề không thể giải quyết một cách rốt ráo trên văn bản ly hôn. Và vì thế, cứ mỗi lần chạm chán là những cặp vợ chồng cũ  lại phải xác định lại mối quan hệ, họ khó lòng tránh được những chỉ trích, phê phán trong những cuộc nói chuyện ấy.
Những cuộc cãi cọ như thế sẽ làm tăng thêm cảm giác về sự  đổ vỡ trong đứa trẻ, một cảm giác khiến nó dần dần nhận thức được thảm họa của riêng mình. Điều đó có thể dẫn tới các tình trạng tâm lý căng thẳng, khép kín, thậm chí là trầm cảm của đứa trẻ.

7 sai lam lon nhat cua bo me sau ly hon

Vì thế, điều hết sức quan trọng là bạn hãy làm sao cho cuộc sống của bạn và con bạn nhanh chóng được ổn định và bình yên, dù chỉ là sự bình yên trên bề mặt. Tất nhiên, có một điều vô cùng phức tạp ở đây là để có được tình trạng ấy, mọi thành viên của tấn bi kịch không chỉ phải hiểu mà còn phải cảm thấy rằng mọi việc đang bình thường dần. Và bạn cần phải học cách giải thích bản chất sự việc một cách bình tĩnh với con mình. Nhất định bé phải hiểu một điều rằng việc bố và mẹ ly dị sẽ không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của họ với con.

Sai lầm thứ 2: Đi tìm sự đồng cảm bên ngoài
Trong tình trạng bị tổn thương, con người ta thường hay tìm đến sự giúp đỡ của những người xung quanh, hay chính xác hơn, của những ai ủng hộ mình. Thế nhưng, việc kéo thêm nhiều người vào câu chuyện này sẽ chỉ làm mâu thuẫn thêm nặng nề, bởi mỗi người tham gia vào sẽ có ý kiến riêng của mình và họ sẽ bảo vệ quan điểm đó. Đạt được thỏa thuận giữa hai phe bao giờ cũng khó hơn đạt được thỏa thuận giữa hai người.
Đặc biệt phức tạp nếu những người ông, người bà tham gia vào quá trình này, bởi họ luôn có gì đó không bằng lòng với dâu hoặc rể và họ cho rằng đó chính là nguyên nhân gây nên thảm họa. Sự phản ứng của họ thường là rất gay gắt. Điều gì sẽ xảy ra với đứa trẻ?
Nó sẽ cảm thấy mình mất đi không chỉ cha hay mẹ, không chỉ là một gia đình, mà cả những người thân yêu xưa kia cũng trở thành xa lạ và thù địch. Trước kia, họ thường nói những điều tốt đẹp về cha mẹ, họ dạy cháu phải kính trọng và nghe lời. Còn bây giờ họ cũng hét lên những lời xấu xa - điều đó làm đứa trẻ bị tổn thương ghê gớm.

7 sai lam lon nhat cua bo me sau ly hon

Vì thế, nếu bạn không thể ngăn ngừa sự can thiệp của gia đình hai bên, bạn hãy cố gắng đừng phê phán họ trước mặt con theo kiểu: “ Già rồi mà cư xử kỳ cục”. Tốt hơn hết hãy nói với con: “ Bà yêu con lắm, bà buồn là con không được sống chung với cả ba mẹ nên nói vậy thôi”

Sai lầm thứ ba: Những vở kịch thừa
Còn một sai lầm nữa có thể làm xấu đi tình hình, đó là khi một trong hai người cha hay mẹ lập gia đình mới. Như vậy là những người có liên quan tới sự việc sẽ trở nên nhiều hơn, và tình cảm sẽ phức tạp hơn.
Trong tình huống ấy, điều quan trọng là bạn đừng quá bi kịch hóa mọi vấn đề. Hãy nhớ rằng con trẻ làm quen với những điều mới dễ dàng hơn người lớn. Cha mẹ sống chung hay riêng, đứa trẻ cuối cùng cũng có thể chấp nhận và biết cách tồn tại trong hòan cảnh đó, nếu như nó cảm thấy rằng tuổi thơ của nó  không bị phá hoại bởi những cuộc tấn công tinh thần của người lớn. Bạn hãy ghi nhớ điều quan trọng này: ly hôn không phải bao giờ cũng ảnh hưởng xấu đến con trẻ, nếu cha mẹ của nó cư xử một cách bình thường và chân thành tin rằng họ đang làm cho mọi việc được tốt hơn lên

Sai lầm thứ 4: Những thay đổi quá đột ngột
Sai lầm này bắt nguồn từ việc người lớn coi đứa trẻ là nạn nhân đáng thương của cuộc ly hôn. Họ cho rằng đứa trẻ vô cùng thiệt thòi khi mất đi sự quan tâm đầy đủ của cả hai người cha và mẹ. Trong khi cố gắng bù đắp hay sửa chữa, họ sẽ thay đổi đột ngột các phương pháp giáo dục quen thuộc. Họ thường ít mắng hay phạt trẻ, họ cố gắng khen ngợi nó quá mức hay vì thương xót mà bỏ qua việc kiểm soát các điểm số …
7 sai lam lon nhat cua bo me sau ly hon

Với tất cả những điều đó, họ dần dần xử sự với nó như với một người bệnh. Cũng có thể có chuyện ngược lại: những người bố hay mẹ quá quan tâm đến việc xây dựng cuộc sống của riêng mình mà quên đi trách nhiệm giáo dục, giao khoán đứa trẻ cho ông bà chẳng hạn.
Mọi tình huồng kể trên đều làm cho việc quen dần với cuộc sống mới của con trẻ trở nên phức tạp hơn, hình thành trong đứa trẻ cảm giác bất ổn. Điều này có thề dẫn đến sự khủng hoảng tâm lý lâu dài trong trẻ em. Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy tiếp tục  những phương cách giáo dục trước đó, đừng thay đổi gì hết.

Sai lầm thứ 5 : Nuôi dưỡng lòng thù hằn
Khi mối quan hệ của cha và mẹ sau ly hôn hoàn toàn không tốt đẹp (và điều đó là bình thường), thường người lớn hay cố gắng chứng minh là mình  đúng, cố gắng kéo đứa trẻ về phía mình, cố gắng khiến cho nó phải chống lại người kia. Thậm chí cả những người cha mẹ thông minh, có học thức và có tính kiềm chế cũng sa vào lỗi lầm này. Họ cho rằng con trẻ “cần phải biết sự thật”. Đây là một sai lầm khá phổ biến có thể gây ra những hậu quả lâu dài.
Với đứa trẻ, tình huống này hết sức mệt mỏi, bởi dù thế nào đi nữa chúng cũng sẽ tiếp tục yêu thương cả bố và mẹ, điều ấy rất khó thay đổi. Vì thế, việc phải nghe những lời lẽ nặng nề về cha hay mẹ với chúng là hết sức khổ sở . Trong tâm hồn, đứa trẻ sẽ không đồng ý và những xung đột tâm lý sẽ nảy sinh. Cùng với điều ấy, uy tín của bố mẹ cũng giảm sút nghiêm trọng, bởi đứa trẻ không biết nên tin vào ai bây giờ.
Bạn hãy cố gắng, bằng hết mọi sức lực của mình, kiềm chế những lời chỉ trích, kể tội. Nếu bạn nhận được những thái độ đó từ phía người cũ, hãy cố gắng hết sức bình tĩnh. Đừng tranh cãi rằng bạn tốt hơn nhiều. Điều quan trọng là con bạn sẽ hiểu là bạn không muốn tham gia vào cuộc tranh cãi vớ vẩn đó. Chỉ có cách cư xư ấy là mang đến kết quả tốt cho trường hợp này. Cùng với thời gian, khi mọi cảm xúc đã qua, mối quan hệ của các bạn sẽ dễ ổn định hơn.

Sai lầm thứ 6: Đừng "đấu súng" với trẻ
Sẽ có rất nhiều các tảng đá lớn chờ đón những thành viên mới của gia đình - người vợ mới của cha hay người chồng mới của mẹ - nếu họ cố gắng xây dựng mối quan hệ với đứa con riêng này. Nhận biết được sự “dễ chạm nọc” của những người lớn, đứa trẻ có thể sẵn sàng bắt đầu những trò ngang ngược của mình với những nhận xét kiều như: “Mẹ của cháu đẹp hơn tất cả”, hay “Mẹ luôn luôn nấu món này rất ngon” , hay” Bố ngày xưa mua những thứ đồ tốt hơn”… Phải nghe những câu như thế quả thực không dễ chịu chút nào.

7 sai lam lon nhat cua bo me sau ly hon

Đừng sai lầm! Sự bình thản là cách xử sự khôn ngoan nhất. Hãy coi đó là những trò hờn dỗi của trẻ con, một đứa trẻ đang phải trải qua giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Đừng mắng mỏ chúng và đừng cố gắng chứng minh: “ Nếu mẹ đã phải bỏ cha thì ông ta chả có gì tốt đẹp”. Bẳng cách đó, bạn sẽ biến đứa trẻ thành kẻ thù của mình mãi mãi. Bạn sẽ làm cho mối quan hệ với đứa trẻ thêm phần phức tạp. Bạn có thể trả lời một cách tránh né như: "Tất nhiên rồi, ai cũng yêu mẹ của mình: cô yêu mẹ của cô và cháu yêu mẹ của cháu. Với chúng ta họ luôn là đẹp nhất”
Bạn cũng có thể làm như bạn không hề nghe thấy những câu nói ấy của đứa trẻ, hãy chuyển hướng sang một trò đùa nào đó. Bạn cũng có thể có một cuộc trò chuyện nghiêm túc với nó: "Cô không thích cháu nói như thế, mặc dù cô hiểu vì sao cháu nói thế. Tốt nhất là chúng ta đừng có làm cho nhau bực mình”. Những đứa trẻ 5 tuổi trở lên có thể đã hiểu được những lời nói cương quyết ấy!

Sai lầm thứ 7: Một đứa trẻ mới ra đời.
Việc xuất hiện một đứa trẻ khác vào lúc này là vô cùng nghiêm trọng. Quá quan tâm đến việc chờ đợi một đứa con mới, cha mẹ có thể không còn chú ý đến đứa con chưa hết sốc tinh thần. Điều đó sẽ là một vết rạn lớn với nó, là bằng chứng rằng những gì quan trọng với nó đang mất đi vĩnh viễn, không bao giờ trở lại. Nó sẽ cảm thấy mình thừa thãi trong nhà, nhất là khi cả bố và mẹ đều có em bé mới.
Vì thế, tốt hơn hết là bạn hãy “tiêm ngừa” trước cho trẻ: “Con muốn em trai hay em gái? Con sẽ dạy em gấp thuyền giấy nhé? Mẹ con mình đi mua đồ cho em đi….” . Những cuộc nói chuyện đó sẽ giúp trẻ hiểu rằng sự xuất hiện của đứa trẻ mới không làm thay đổi mối quan hệ của mẹ hay cha với nó. Họ vẫn luôn yêu thương và cần đến nó, nó là một con người có ý nghĩa trong cuộc sống của họ.
Theo Việt Báo

Tìm hiểu sơ lược về Hanbok

Đi dọc bất cứ đường phố nào của Hàn Quốc, người ta cũng có thể thấy trang phục của người Hàn Quốc ngày nay rất đa dạng, từ quần jeans, các mốt gân guốc đến những bộ com-lê may đo và các mốt thiết kế sang trọng. Tuy nhiên, trong tất cả những bộ trang phục được chiêm ngưỡng thì nổi bật nhất là bộ han-bok, một bộ trang phục dân tộc được người Hàn Quốc mọi lứa tuổi mặc, đặc biệt là trong những ngày lễ hội truyền thống hay những buổi trình diễn nhạc Hàn Quốc.

Photobucket
Photobucket

Trang phục [b]han-bok (한복) có đặc điểm là đường may đơn giản, không có túi. Bộ han-bok cho phụ nữ gồm có một váy quấn và một áo vét kiểu bô-le-rô, thường được gọi là ch”ima (치마) chogori (조고리). “Ch”ima” trong tiếng Hàn có nghĩa là “váy” còn “chogori” có nghĩa là “áo vét”. Bộ han-bok của nam giới thì gồm một áo vét ngắn và một chiếc quần, và được gọi là “paji” (바지). Thông thường, han-bok nam rộng rãi và có viền ở gấu. Cả hai bộ y phục này đều có thể được mặc với một chiếc áo choàng dài có đường nét tương tự (gọi là turumagi) trùm ra bên ngoài.

Photobucket
Photobucket

Bộ han-bok truyền thống ngày nay vẫn mặc vốn là mẫu có từ triều đại Choson (조선) theo khuyng hướng Nho giáo (1392 – 1910). Yangban (양반)- tầng lớp quý tộc cha truyền con nối, nổi tiếng là uyên bác và có chức vị cao chứ không phải là giàu sang – đã mặc han-bok làm bằng vải lụa trơn màu sáng hoặc in hoa, vào lúc thời tiết mát mẻ và mặc những loại vải thô, vải cao cấp, các chất liệu nhẹ vào mùa nóng. Ngược lại, những người dân thường lại bị luật pháp cũng như tài chính bó buộc nên chỉ dùng các loại vải bông hay sợi gai tẩy trắng và vì thế, chỉ có thể mặc màu trắng, đôi khi màu hồng, màu xanh nhạt, màu xám và màu chì.
Phụ nữ trẻ trước khi cưới mặc váy màu đỏ (ch”ima) và áo vét màu vàng (chogori). Sau khi cưới và sau khi nghỉ tuần trăng mật về thì mặc ch”ima đỏ và chogori xanh lá cây để cúi chào trình diện cha mẹ chồng và để tỏ lòng tôn kính của mình. Tuy nhiên, ngày nay phụ nữ thường mặc bộ han-bok màu hồng tại các lễ cầu hôn, mặc váy cưới kiểu phương Tây và váy đỏ truyền thống cộng với áo vét xanh để chào bố mẹ chồng sau khi nghỉ tuần trăng mật về.

Photobucket
Photobucket
Photobucket

Trong những dịp khác người ta mặc han-bok đủ các màu với chất liệu rất đa dạng: vải thêu, vẽ, hoặc lụa có giắt vàng, nhưng màu trắng vẫn là màu phổ biến nhất đối với người cao tuổi. Đó cũng là màu mặc trong tang lễ.

Photobucket
Photobucket

Phụ nữ thời Yangban thường mặc chiếc váy quấn rộng 12 p” ok (khổ rộng của vải) gấp vạt áo sang bên trái. Người dân thường thì chỉ được mặc ch” ima với khổ rộng hơn 10 hoặc 11 p” ok và phải gấp vạt áo sang bên phải. Phía trong han-bok, phụ nữ thường mặc một cái quần buộc túm dài, áo lót một mảnh cao trên eo, váy một mảnh, và một áo giống như áo vét nhỏ hơn chogori một chút. Hầu hết mọi người ngày nay cũng vẫn mặc như vậy. Độ rộng của ch” ima cho phép người ta mặc được nhiều quần áo bên trong, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời gian mang thai. Ngày nay người ta thường mặc những cái váy có độ rộng bằng hai lần rưỡi khổ vải; tuy nhiên, vải ngày nay thường có độ rộng gấp đôi khổ vải thời xa. Hầu hết các ch” ima hiện đại đều có những dải đeo qua vai để cho dễ mặc.

Photobucket

Để có một dáng đẹp thì ch” ima phải được kéo chặt sao cho nó bó sát vào ngực tạo thành một mặt phẳng và đường khâu phải nằm ngay dưới xương bả vai. Phía bên trái của ch” ima cần được giữ chặt để khi đi lại không bị thõng xuống và hở ra những đồ mặc bên trong. Phụ nữ đứng tuổi thường kéo phía mép ngực trái lên cao để tránh bị trễ xuống khi vận động. Hầu hết các chogori đều có một cái khoá dây hoặc một vài ruy băng nhỏ ở bên trong để giữ áo được chặt. Những chiếc ruy băng dài của áo vét được buộc chặt để tạo thành otkorum (nơ) – một kiểu nơ không giống hình con bớm của phương Tây. Cái otkorum rất quan trọng bởi vì nó là một trong ba thứ để ngời ta đánh giá vẻ đẹp và chất lượng của bộ han-bok.

Photobucket

Hai cái còn lại là đường cong của tay áo và sự khéo léo trong việc hoàn thịên bộ áo đó bằng một băng vải được khâu nối liền với cổ và vạt phía trước của chogori. Các góc của bộ áo này thường là vuông vức. Người ta thường lược một chiếc cổ trắng có thể tháo rời (gọi là tongjong 동종) vào bộ áo. Vì han-bok không có túi, nên cả nam lẫn nữ thường mang theo ví, hay còn gọi là chumoni. Chumoni được chia thành hai loại: loại tròn và loại gấp nếp, hơi giống hình tam giác, cả hai đều có dây rút. Chúng thường được trang điểm bằng những chiếc nút và những quả tua cầu kỳ tuỳ theo địa vị và giới tính của ngời mặc bộ đồ.

Theo cooldesignvn

Đêm qua Anh đã tát Em

Chính anh cũng không thể nghĩ mình lại phải dùng phương pháp hạ đẳng này để đối phó với cơn cuồng nộ của vợ. Anh không có gì để biện minh cả, chỉ muốn nói với em: thật đáng tiếc.
1kg.jpg 
Anh luôn cực lực phản đối bạo lực gia đình. Nhưng thật đáng tiếc, anh đã đi ngược lại quan điểm sống của chính mình.
Đáng tiếc, vì anh đã không kiềm chế được bản thân. Phái mạnh thì nên làm nhiều việc để chứng tỏ mình mạnh mẽ hơn là chỉ biết dùng nắm đấm đối với những người chân yếu tay mềm. Nhưng hôm qua, lý thuyết này đã trượt khỏi tầm kiểm soát của anh. Anh về muộn và không có cơ hội để giãi bày.
 
Em nói suốt từ lúc anh về, em nói không ngừng nghỉ. Bao nhiêu chuyện từ thời chúng mình chưa kết hôn cũng rủ nhau ùa về trong miên man giận hờn của em. Có nhiều chuyện chẳng liên quan gì đến chuyện về muộn của anh cả, nhưng tối qua em xâu chuỗi chúng thành một mớ hỗn độn khiến cho anh bị tẩu hoả nhập ma.
Anh hoa mắt, chóng mặt. Kết cục là một cái tát ngoài ý muốn. Xin lỗi em, người đàn bà của đời anh!  
Cái tát đã buông ra rồi, giờ anh không lấy lại được nữa. Anh rất tiếc vì đã phải làm điều ấy. Nhưng anh không thể hứa rằng đây là cái tát đầu tiên và cũng là cái tát cuối cùng, nếu như em vẫn không thể thay đổi cách hành xử. Bởi vì sức chịu đựng của mỗi người đều có giới hạn.
 
Em không cho anh giải thích. Em mặc nhiên cho em quyền được xả hết cơn giận, em chỉ cho anh một sự lựa chọn: im lặng lắng nghe. Anh giống như một cái thùng, trong đó có một số thứ căng thẳng mệt mỏi cần được xả ra cho bớt đầy. Em không cho anh mở nắp thùng, lại còn đổ thêm dầu vào đấy. Thế là dầu tràn. Anh cháy. Tay anh lao về phía gò má ửng hồng của em một cách bản năng. Đến lượt em cháy. Em đứng chết trân nhìn anh, cứ như thể đấy là lần cuối cùng chúng mình còn nhìn nhau. Anh sai rồi. 5 ngón tay anh tạo thành những vệt đỏ lựng trên má em, khiến lòng anh đau buốt. Giá như em cho anh một cơ hội giãi bày, thì mọi chuyện sẽ khác rất nhiều.
 
Bây giờ giữa hai chúng ta là một khoảng trống. Sau "trận cháy" đêm qua, cả hai đều tan hoang, giờ vẫn chưa đủ bình tĩnh để dọn dẹp mọi thứ. Anh có lý do chính đáng để về muộn. Nhưng anh biết giờ này em cũng không sẵn lòng nghe anh nói nữa. Có một ngọn lửa khác đang tiếp tục cháy bùng bùng trong em.
 
Hôm qua, em nói rằng vì bất kể lý do gì, không ai được đi về nhà sau 24 giờ. Hôm nay, chắc em đang nghĩ, vì bất kể lý do gì, không ai được dùng bạo lực trong gia đình. Em luôn tuyệt đối hoá mọi chuyện, hoặc em đúng, hoặc anh sai, không bao giờ em cho chúng mình một đường tránh trong những trường hợp khẩn cấp.
 
Hi vọng rằng em chưa nghĩ đến từ ly dị. Hi vọng rằng em còn đủ tỉnh táo để cảm nhận được anh đã hối tiếc như thế nào về cái tát đêm qua. Anh sẽ chờ đến lúc em đủ bình tĩnh để nghe anh giải thích mọi chuyện. Anh không thích đổ thêm dầu vào ngọn lửa giận giữ đang trào dâng trong em. Vì anh biết, cũng như anh, em không phải là thần thánh để có thể kìm nén mọi hành động không nên không phải trong lúc nóng giận.
Em thân yêu! Để tránh những điều đáng tiếc sẽ tiếp tục diễn ra trong tổ ấm của chúng mình, xin em, cũng như anh, hãy nhớ một điều: một điều nhịn, chín điều lành...
Theo Việt Báo

Bí mật đời Geisha lên Blog - Phần II

Một thế giới e dè người lạ
Kỳ II: Bí mật đời geisha lên blog
Nguồn: Tattoo
Cách gần nhất để người ngoài gặp gỡ Ichimame, hoặc bất cứ geisha nào khác, là ghé thăm website riêng của cô.
Trừ phi được một khách hàng quen "dắt mối" giới thiệu, người lạ đừng hòng bước vào tiền sảnh của phòng trà, nơi sắp xếp lịch hẹn cho khách với geisha. Nhưng nếu như có sự ra mặt bảo đảm từ một khách VIP, kể cả khi bạn không phải người Nhật, phòng trà vẫn tiếp đón bạn như thường.
"Khi bước vào một nhà hàng, bạn sẽ hỏi quản lý ở đó rằng liệu họ có thể giới thiệu một maiko hay không. Nếu nhà hàng đó là "mối quen" của phòng trà, họ sẽ liên lạc và xin phép phòng trà cử maiko đến", viên quản lý Harema giải thích.
"Ngược lại, nếu bạn đường đột gõ cửa phòng trà và hỏi "Xin lỗi, tôi muốn gặp một maiko", tự động bạn chỉ nhận được cái lắc đầu mà thôi".
Harema cho biết thông qua blog của Ichimame, phòng trà Ichi hy vọng duy trì được truyền thống geisha quý giá. Họ cũng mong rằng nhờ blog, quận Kamishichiken sẽ trở nên nổi tiếng hơn. "Việc bảo tồn nền văn hóa này là chuyện rất quan trọng, nhưng đồng thời, việc mở cửa cho người ngoài ồ ạt bước vào cũng không phải chuyện hay. Thật khó để cân bằng giữa hai thái cực đó".
Sinh nghề, tử nghiệp - trừ phi kết hôn
Geisha là nghề nghiệp mà những maiko như Ichimame sẽ gắn bó suốt đời, trừ trường hợp họ lập gia đình. Khi ấy, theo quy định, họ bắt buộc phải nghỉ hưu.
Ichimame cười rúc rích khi được hỏi liệu cô có nghĩ tới chuyện kết hôn hay không. "Ồ, tôi thậm chí chưa từng nghĩ đến hai từ đó", cô nói. "Lập gia đình đồng nghĩa với việc rũ bỏ danh hiệu geisha. Vừa có chồng, vừa làm geisha là chuyện bất khả thi", Ichimame giải thích.
Trước Thế chiến II, nhiều geisha có được "nhà tài trợ" là các quý tộc giàu có. Họ đã chọn con đường làm "tình nhân" ngoài giá thú cho nhà tài trợ. Nhưng ngày nay, khó mà biết được liệu geisha có khi nào phải lòng khách hàng của họ hay không.
"Tất nhiên, khi gặp những doanh nhân giàu có, thành đạt, đẹp trai, có kinh nghiệm với phụ nữ, các geisha cũng không tránh khỏi sự nghiêng ngả", Peter MacIntosh nói. Tuy nhiên, "cần nhấn mạnh rằng geisha không phải kỹ nữ. Có sự khác biệt lớn giữa sự hấp dẫn và tình dục".
Nhờ vào thành công của những cuốn tiểu thuyết như "Hồi ức của một Geisha" và bộ phim chuyển thể từ tác phẩm đó (với diễn xuất của Chương Tử Di, Củng Lợi), Kyoto bỗng xuất hiện một ngành kinh doanh mới: du lịch geisha. Khách du lịch sẽ được bố trí một tối tiếp chuyện, thưởng thức tài nghệ của các geisha, cũng như có cơ hội khoác lên người bộ trang phục sặc sỡ của một geisha tập sự.
Ichimame nói rằng cô không phản đối chuyện khách du lịch ăn bận như một maiko, nhưng thừa nhận cô lo ngại mọi người sẽ hiểu sai về công việc này. "Mọi người tưởng rằng lúc nào maiko cũng mặc bộ kimono như vậy. Trên thực tế, chúng tôi không bao giờ bước vào siêu thị với kiểu đầu kiểu cách ấy".
Vào những ngày được nghỉ, Ichimame mơ được đến thăm những đất nước xa xôi, nơi cô chưa từng đặt chân đến. Đôi khi, các geisha được mời ra nước ngoài biểu diễn và Ichimame hy vọng một ngày nào đó, cô cũng có được cơ hội như vậy. "Tôi muốn đến Pháp, Ý và Hawaii. Tôi chưa bao giờ đặt chân lên máy bay, vì thế, đó sẽ là điều đầu tiên tôi muốn làm. Tôi có nhiều ước mơ lắm".

Theo tin247